48. Những hướng dẫn và quy chế hiện hành về việc bảo vệ bí mật những cuộc trao đổi điện tử.
Việc trao đổi tài liệu bằng thư điện tử, FTP hoặc các phương tiện khác nếu không có sự bảo hộ cụ thể sẽ không giữ được bí mật. Những dữ liệu trao đổi sẽ bị người khác thu được (và đọc) một cách dễ dàng thậm chí có thể giải mã.
Mọi người cần lưu ý đến một thực tế là hầu hết các cuộc trao đổi điện tử (điện thoại, fax, thư điện tử v.v...) với các nước khác có thể bị máy tính siêu đẳng kiểu mới thu và đọc (hoặc nghe). Điều đó có nghĩa là tất cả những dữ liệu quan trọng của một quan điểm công nghiệp hoặc thương mại có thể bị thu và phân phát cho các công ty đối thủ. Thí dụ, trên lý thuyết, một bản fax hoặc một bức thư điện tử được phát ra từ một hãng chế tạo máy bay cho một công ty hàng không về một cuộc đấu thầu có thể bị đối thủ cạnh tranh biết được rồi nhanh chóng điều chỉnh giá chào hàng và do đó mà đối thủ giành được phần thắng.
Do vậy, bí mật của những cuộc trao đổi điện tử rất quan trọng, không những đối với an toàn của thương mại điện tử mà còn liên quan đến sự sống còn về thương mại của các công ty và đời tư của những người trong công ty.
Trên bình diện quốc tế, những hướng dẫn và quy chế sau đây đang được sử dụng trong việc này:
- Tài liệu hướng dẫn về chính sách bản quyền tác giả do hội đồng OECD thông qua ngày 7 tháng 3 năm 1997.
- Hiệp định Wassemaar ngày 11 - 12 tháng 7 năm 1996, có hiệu lực từ tháng 9 năm 1996 (áp dụng cho 33 nước).
- Qui chế của Hội đồng EC số 3381/94 ngày 19 tháng 12 năm 1994 về việc thiết lập hệ thống kiểm soát chung đối với việc xuất khẩu hàng hoá sử dụng hai lần và quyết định về hành động chung số 94/942/CFSP ngày 19 tháng 12 năm 1994 do Hội đồng EC thông qua trên cơ sở của Điều 1.3 trong Hiệp ước của Liên minh Châu Âu về kiểm soát xuất khẩu hàng hoá sử dụng hai lần.
Tuy nhiên, vì hệ thống văn bản viết bằng mật mã có ảnh hưởng đến an ninh đối nội và an ninh đối ngoại của các nước, nên các nước có chủ quyền đều có chính sách riêng để phục vụ lợi ích chiến lược của họ.
( Nguồn: Sưu tầm trên internet //intracen.org )
Bạn cần biết rằng luật bảo hộ sáng chế hoặc luật bản quyền tác giả không bảo hộ bí quyết bí mật và ý tưởng thương mại. Những cái đó rất khó bảo hộ, trừ phi có một thoả thuận đáng tin cậy. Việc có một thoả thuận như vậy để ngăn ngừa những cộng tác viên, đối tác, người ký hợp đồng phụ hoặc khách hàng khai thác những ý tưởng mà một công ty muốn được bảo hộ là điều cần thiết.
Việc trao đổi tài liệu bằng thư điện tử, FTP hoặc các phương tiện khác nếu không có sự bảo hộ cụ thể sẽ không giữ được bí mật. Những dữ liệu trao đổi sẽ bị người khác thu được (và đọc) một cách dễ dàng thậm chí có thể giải mã.
Để đạt được sự thoả thuận trên toàn thế giới về vấn đề thuế thương mại điện tử, các nước tham gia OECD đồng ý rằng quy định về thuế đối với Internet hoặc thương mại điện tử phải được thực thi theo nguyên tắc trung lập, công hiệu, ổn định, đơn giản, có hiệu quả, lành mạnh và mềm dẻo.
Đầu năm 2000, Tiểu ban tư vấn về thương mại điện tử thuộc Quốc hội Mỹ đã đưa ra khuyến nghị trọn gói về thuế, nhưng bị thất bại, vì không giành được 2/3 số phiếu cần thiết trong tổng số 19 thành viên của tiểu ban để khuyến nghị đó có thể trở thành một văn bản chính thức trình lên quốc hội. Họ cũng đã không nhất trí về việc có đánh thuế dịch vụ mua bán trên mạng hay không và bao giờ thì đánh loại thuế đó.
Thương mại điện tử là một phương tiện rẻ tiền để hoạt động kinh doanh vì nếu không thì người tiêu dùng sẽ không chi 111 tỷ đôla trong năm 1999 về việc đó, tức là tăng 220% so với mức 50 tỷ đôla trong năm 1998. Đó là số liệu tính toán của công ty dữ liệu quốc tế “international Data Corporation”. Con số đó chứng minh người tiêu dùng không quay lưng với thương mại điện tử.