40. Có những khuôn khổ pháp lý quốc tế hoặc quốc gia nào dành cho thương mại điện tử không?
Nói một cách nghiêm túc thì hiện nay chưa có một khuôn khổ pháp lý cụ thể mang tính quốc tế hoặc quốc gia nào dành cho thương mại điện tử mà chỉ có những đạo luật chung được áp dụng một cách bình đẳng cho tất cả các quan hệ pháp lý, được thể hiện bằng văn bản hoặc trên mạng máy tính.
Tuy vậy, trong những vấn đề như độ tin cậy và giá trị của chữ ký điện tử, người ta đã đề ra hoặc ban hành nhiều qui định pháp lý về việc này như:
- Những đạo luật hiện hành đã được thông qua về sự tin cậy và giá trị của chữ ký điện tử theo yêu cầu của công nghệ tin học.
Thí dụ: Đạo luật của Pháp ngày 13 tháng 3 năm 2000, Dự luật của California số 820 ngày 16 tháng 9 năm 2000 về giao dịch điện tử, văn bản số 62 năm 1999 của Thượng viện Georgia giải thích về thương mại điện tử và chữ ký điện tử.
- Những đạo luật mới đang được soạn thảo về việc thừa nhận chữ ký điện tử. Thí dụ: Luật chữ ký điện tử năm 1995 của Utah's, luật của Đức về chữ ký điện tử ngày 11 tháng 6 năm 1997.
Những đạo luật mới đang được soạn thảo về việc công nhận những giao dịch trên mạng máy tính. Thí dụ Dự luật của Singapore số 23-98 năm 1998 về giao dịch điện tử được thông qua ngày 29 tháng 6 năm 1998 và luật thống nhất về giao dịch điện tử của Hoa Kỳ ngày 23-30 tháng 7 năm 1999, đã được đưa vào Bộ luật của bang California, Illinois và dự luật của Pennsylvania.
Năm 1996, trên bình diện quốc tế, tổ chức UNCITRAL đã thông qua luật mẫu về thương mại điện tử, và đã được đưa vào hệ thống luật của nhiều nước (Colombia, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, nhà nước Illinois) và sắp sửa được đưa vào hệ thống luật một số nước khác (Achentina, Malaixia).
Ngoài ra, tổ chức UNCITRAL cũng đang soạn thảo những qui tắc thống nhất về chữ ký điện tử để bảo đảm độ an toàn, độ tin cậy của giao dịch điện tử và hy vọng rằng những qui tắc đó sẽ được thông qua trong năm 2001. Dự thảo về những qui tắc thống nhất đó đã được sử dụng làm cơ sở cho những qui định pháp lý về chữ ký điện tử ở Singapore.
Liên minh Châu Âu cũng có một khuôn khổ pháp lý thống nhất trong lĩnh vực này, trong đó có:
- Thông tư số 95/46/CE của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng Châu Âu ngày 24 tháng 10 năm 1995 về việc bảo hộ dữ liệu cá nhân.
- Thông tư số 1999/93/CE ngày 13 tháng 12 năm 1999 của Nghị viện Châu Âu và hội đồng Châu Âu về khuôn khổ chung của chữ ký điện tử.
- Một số dự thảo thông tư đang trong quá trình thông qua như thông tư về bản quyền tác giả và thương mại điện tử.
( Nguồn: Sưu tầm trên internet //intracen.org )
Công nghệ Internet tạo điều kiện dễ dàng để gửi một khối lượng lớn các thư điện tử. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng một trong các phương pháp kể ra sau đây, doanh nghiệp cần phải chú ý tới sự nguy hiểm của hiện tượng spamming (tức là tự gửi một lượng lớn thư điện tử hoặc các thông báo trong nhóm dùng tin). Phần lớn các chủ nhân của các thư điện tử hoặc các thông báo này chưa hiểu rõ về thương mại điện tử và bị bất ngờ khi người đọc phản ứng lại các thư của họ một cách không thân thiện.
Để sử dụng Mạng Internet như là một công cụ tương hỗ nhiều cơ quan, tổ chức áp dụng hình thức nhóm thảo luận và hội nghị ảo. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về hình thức và hiệu quả của công việc này.
Sự thành công lâu dài của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức được xây dựng trên nhiều mối quan hệ. Các công cụ như Listserv, các cuộc thăm dò thị trường các bản tin điện tử, các cuộc thảo luận có điều khiển và các cuộc hội nghị giúp cho việc xây dựng những mối quan hệ này.
Nói một cách nghiêm túc thì hiện nay chưa có một khuôn khổ pháp lý cụ thể mang tính quốc tế hoặc quốc gia nào dành cho thương mại điện tử mà chỉ có những đạo luật chung được áp dụng một cách bình đẳng cho tất cả các quan hệ pháp lý, được thể hiện bằng văn bản hoặc trên mạng máy tính.
Mỗi cuộc giao dịch xuyên quốc gia đều phát sinh vấn đề luật áp dụng. Luật áp dụng là đạo luật mà các bên tham gia hợp đồng lựa chọn để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng hoặc đạo luật sẽ được áp dụng khi các bên không chọn trước luật cụ thể.